Những thuật ngữ thường dùng trong forex

 Long hoặc Short (Buy hoặc Sell)

Thuật ngữ Buy hoặc Sell có lẽ đã quá quen thuộc với bạn rồi đúng không? Trong ngôn ngữ tiếng Anh giao tiếp hàng ngày ai cũng hiểu Long nghĩa là Dài còn Short nghĩa là Ngắn. Tuy nhiên, trong giao dịch forex, Long còn có nghĩa là Buy, Short còn có nghĩa là Sell.

Chính vì là thuật ngữ trong ngành nên đôi khi bạn để ý, nhiều bạn không chơi forex nhưng lại tham gia dịch các bài viết thuộc lĩnh vực này, nên thường hay dịch Long Position là “vị thế dài” hoặc “short position” là “vị thế ngắn” nhưng thực tế đây là “vị thế Mua” hoặc “vị thế Bán.”

Lệnh chờ

Ngoài Buy và Sell ra, lệnh chờ hay Pending dùng để ám chỉ trader có thể đang đặt các lệnh Buy Limit hoặc Sell Limit. Họ đang chờ giá di chuyển đến đúng điểm entry họ mong muốn rồi mới vào lệnh.

Điểm vào lệnh (entry)

Là điểm để bạn bắt đầu thực hiện 1 giao dịch cho cả 2 trường hợp BUY và SELL. Tìm được 1 điểm vào lệnh đẹp là điều cực kỳ quan trọng giúp giảm thiểu rủi ro cho lệnh của bạn rất nhiều và đây cũng chính là mấu chốt quyết định bạn lợi nhuận bạn thu về hay số tiền bạn mất khi giao dịch thua lỗ. Các bạn có thể tham khảo bài viết sau để hiểu hơn về cách vào lệnh.

Các vùng vào lệnh tránh được rủi ro nhất

Cặp tiền tệ chính

Trong forex, sẽ giao dịch theo các cặp tiền tệ chứ không giao dịch từng đồng tiền riêng lẻ. Chính vì thế người ta hay dùng từ “cặp” thay vì “đồng”. Cặp tiền tệ chính là các cặp có chứa USD và rất phổ biến trong giới đầu tư như: EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, USD/CHF, AUD/USD…

  • EUR/USD Euro- đôla Mỹ
  • USD/JPY Đôla Mỹ – Yên Nhật
  • GBP/USD Bảng Anh – đôla Mỹ
  • USD/CHF Đôla Mỹ – Frăng Thụy sỹ
  • AUD/USD Đôla Úc – đôla Mỹ
  • USD/CAD Đôla Mỹ – đôla Canada
  • NZD/USD Đôla New Zealand – đôla Mỹ
  • EUR/JPY Euro – Yên Nhật
  • EUR/GBP Euro – Bảng Anh
  • GBP/CHF Bảng Anh – Frăng Thụy sỹ
  • EUR/AUD Euro – đôla Úc

Cặp tiền tệ chéo

Là các cặp tiền tệ không chứa đồng USD nhưng vẫn được rất nhiều nhà đầu tư giao dịch. Các cặp tiền tệ chéo phổ biến nhất bao gồm đồng Euro, Yên Nhật và đồng Bảng Anh như: EUR/GBP, EUR/JPY, GBP/JPY, EUR/AUD vv.

Cặp tiền tệ ngoại lai

Là sự kết hợp giữa một loại tiền tệ chính cùng 1 đồng tiền của một nền kinh tế mới nổi như Brazil, Mexico, Ấn Độ v.v. Cặp tiền tệ ngoại lai thường ít khi được giao dịch trên thị trường ngoại hối vì tính thanh khoản thấp.

Spread (phí chênh lệch, phí giao dịch)

Khoảng chênh lệch giữa giá BID và giá ASK (bạn nhìn trong bất cứ tài khoản giao dịch nào cũng thấy 2 loại giá này, giá ask luôn đứng sau giá Bid) được gọi là phí chênh lệch. Đây chính là phí sàn thu từ các trader để thực hiện các lệnh giao dịch.

Ví dụ  cặp EURUSD có giá là 1.1160/1.1161 thì phí spread sẽ là 1.1161 – 1.1160 = 1 pip

Pip là gì?

Là đơn vị nhỏ nhất đại diện cho sự thay đổi giá trong thị trường forex. Hầu hết các cặp tiền đều có 4 số thập phân và vì pip là đơn vị nhỏ nhất nên nó chính là số thập phân thứ tư, tương đương với 0.0001, như vậy, 1 pip tương đương với 1/100 cent của Mỹ trong trường hợp USD đóng vai trò đồng tiền định giá.

Lot là gì?

Lot là khối lượng giao dịch tiền tệ trong thị trường forex. Một lot chuẩn tương đương 100.000 đơn vị tiền tệ cơ bản/đơn vị tiền tệ trong tài khoản của bạn. Tức là nếu bạn muốn giao dịch EUR/USD, bạn sẽ cần $100.000.

Ngoài lot chuẩn tương đương 100.000 đơn vị giao dịch, còn có lot mini (tương đương 10.000) và lot micro (tương đương 1.000 đơn vị).

Bid

Là giá mà các đơn vị thanh khoản như ngân hàng, quỹ, hay các sàn giao dịch dùng để mua một cặp tiền nào đó. Và đây cũng là giá bạn hay các trader khác buộc phải chấp nhận, khi muốn thực hiện 1 lệnh Sell. Đây là giá đứng trước trong báo giá.

Ví dụ cặp GBPUSD được sàn báo giá 1.8812/1.8815 thì giá Bid là 1.8812 hay khi bạn muốn bán cặp tiền này thì thị trường sẽ mua lại ở mức giá 1.8812.

Ask

Là mức giá mà thị trường chào bán cho bạn, hay là giá bạn sẽ phải mua khi muốn thực hiện 1 lệnh BUY. Giá này là giá đứng sau trong báo giá

Ví dụ cặp EURUSD được sàn báo giá là 1.2812/15 thì giá Ask  là 1.2815 hay khi bạn muốn thực hiện 1 lệnh BUY bạn sẽ phải chấp nhận giá 1.2815 để lệnh được khớp.

Phí commision là gì

Đây là phí hoa hồng được sàn thu trên mỗi Lot giao dịch, các dạng tài khoản ECN sẽ hay có phí này. Phí com ở các sàn thường dao động từ 7$-10$, ngoại trừ Exness có phí com là 20$.

Đòn bẩy là gì

Đòn bẩy là tiền sàn cho bạn vay để thực hiện lệnh giao dịch, theo các mức “bẩy” khác nhau như 100:1 hay 1000:1.

Ví dụ để Buy hoặc Sell 1 lot, bạn sẽ cần 100.000$ mới có thể giao dịch, nhưng trong tài khoản của bạn chỉ có 1.000$ và bạn sử dụng đòn bẩy 1000:1, như vậy sàn có thể cho bạn mượn tối đa là 10.000×1.000= 1.000.000 đơn vị tức là tương đương với 10 lot. Tất nhiên, không ai có thể liều lĩnh đánh như vậy cả, cần phải quản lý vốn cho thật tốt nếu không rất dễ bị cháy tài khoản.

Pump và Dump hay Bull market/ Bear Market

Đây là các thuật ngữ chỉ xu hướng giá đi trong thị trường giao dịch forex. Khi nói giá DUMP hay Bear Market nghĩa là thị trường GIẢM, ngược lại DUMP hay Bull Market nghĩa là thị trường TĂNG

Tài khoản demo

Là tài khoản sàn cung cấp để cho trader mới vào nghề tập luyện chơi thử, nhằm làm quen với thị trường. Cấu trúc của tài khoản demo giống hệt như tài khoản thật, chỉ khác một điều là bạn không thể rút được tiền ra mà thôi!

Ngân hàng trung ương

Là nơi duy nhất có quyền quyết định nâng hạ lãi suất tiền tệ. Mỗi quốc gia đều có các ngân hàng trung ương khác nhau, và việc nâng giảm lãi suất sẽ do các ngân hàng đảm nhiệm để chống lạm phạm hoặc giúp cho cán cân kinh tế được ổn định. Chình từ động thái này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới giá trị của đồng tiền đó.

FED ngân hàng trung ương Mỹ có thể xem là ngân hàng nổi tiếng nhất vì mỗi 1 quyết định của FED không chỉ ảnh hưởng tới USD mà còn tới rất nhiều các vấn đề khác. Nên vào những ngày FED thông báo lãi suất, thị trường thường cực kỳ biến động.

 Chúc các bạn thành công.

Post a Comment

Previous Post Next Post